Bước chững lại cần thiết của thị trường BĐS Đà Nẵng 2019 và triển vọng từ phía Nam

Thứ tư, 30/10/2019

(Xây dựng) - Năm 2017, thành phố Đà Nẵng được chọn là nơi tổ chức tuần lễ cấp cao APEC, thị trường bất động sản (BĐS) Đà Nẵng thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn, mở ra cơ hội đầu tư mới và kéo theo sự gia tăng giá trị BĐS nơi đây.

Bước chững lại cần thiết của thị trường BĐS Đà Nẵng 2019 và triển vọng từ phía Nam
Nội lực mạnh mẽ giúp Đà Nẵng trở thành chiếc nam châm hút vốn đầu tư.

Năm 2018, sau giai đoạn phát triển bùng nổ với dòng tiền từ giới đầu tư ồ ạt đổ vào các dự án nghỉ dưỡng, đất nền tại Đà Nẵng. Giữa quý 1, thị trường BĐS chững lại và bắt đầu hạ nhiệt từ quý 2. Việc các “cò đất” hợp tác đẩy giá lên cao và tăng ảo đến mức không còn phù hợp với cung cầu đã khiến cho thị trường bung giá. Những người có nhu cầu ở thực không thể mua, giới đầu tư không dám xuống tiền. Sau khi thu được khoản lời lớn, “cò đất” tháo chạy, nhiều người phải bán tháo chịu lỗ để trả nợ ngân hàng.

BĐS Đà Nẵng: Vỡ bong bóng hay là đóng băng?

Đến tháng 3/2019, giữa thị trường BĐS đầy ảm đạm và các nguy cơ bất ổn xã hội, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị các ban ngành điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh, hoạt động môi giới bịa đặt thông tin, có dấu hiệu lừa đảo, mua bán, chuyển nhượng đất đai không đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tháng 8/2019, Đà Nẵng chủ trương “dìm” giá BĐS để ổn định thị trường và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư sau những vụ mua bán không minh bạch thời gian qua.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, vấn đề cốt lõi của thị trường BĐS Đà Nẵng không phải là giá, mà là việc quản lý. Từ góc độ thị trường, chúng ta cần tôn trọng cung và cầu. Chính quyền có thể đưa ra những chính sách thuế hoặc chính sách hỗ trợ khác để kích thích thị trường và để thị trường phát triển theo quy luật tự nhiên thay vì “dìm” giá BĐS.

Theo đó, quy luật tự nhiên đi cùng diễn biến thực tế đã minh chứng rằng thị trường BĐS Đà Nẵng dù đang chững lại nhưng cũng không thể vỡ bong bóng hay đóng băng lâu dài, bởi vì thành phố đầy tiềm năng này luôn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư và cư dân. Do đó, có thể nói rằng, đây chính là điểm dừng cần thiết để Đà Nẵng điều chỉnh lại thị trường với các chính sách mới, sẵn sàng cho quá trình phát triển bền vững trong thời gian tới.

Từ quý 2/2019, thị trường BĐS Đà Nẵng đã có những dấu hiệu tích cực và được dự đoán sẽ tăng trưởng trở lại vào 6 tháng cuối năm 2019, khi thông tin pháp lý của các dự án được ổn định. Trong đó, thị trường phía Nam Đà Nẵng cùng khu vực giáp ranh - Bắc Quảng Nam được xem là một “miền đất hứa”, đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người mua nhà ở.

Nhiều tín hiệu tốt đẹp đang được nhen nhóm từ phía Nam

Đầu năm 2019, Nghị quyết số 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành với mục tiêu: “Xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố thông minh, sinh thái, đáng sống không chỉ hàng đầu của cả nước mà còn là hàng đầu của khu vực Đông Nam Á và đến năm 2045 trở thành một trong những thành phố hàng đầu của châu Á nói chung”. Đây được coi là một bệ đỡ về chính sách để BĐS Đà Nẵng tiếp tục hút vốn đầu tư.

Bước chững lại cần thiết của thị trường BĐS Đà Nẵng 2019 và triển vọng từ phía Nam
Sông Cổ Cò “hồi sinh” sẽ đưa BĐS Đà Nẵng bứt phá.

Tháng 5/2017, Thường vụ Quốc hội thông qua dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò thuộc địa phận Hội An và thị xã Điện Bàn nhằm thoát lũ khẩn cấp, chống xâm nhập mặn các vùng lân cận. Theo đó, UBND thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất thông luồng toàn tuyến sông Cổ Cò trước tháng 9/2020. Khi sông Cổ Cò được “hồi sinh”, khu vực phía Đông Nam thành phố sẽ trở thành trung tâm phát triển mới với tiềm năng du lịch rộng mở.

Đặc biệt, ngày 27/10/2019 mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư công bố đơn vị trúng thầu xây dựng đường và cầu mới qua sông Cổ Cò, thuộc dự án cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng với tổng giá trị đầu tư lên đến hơn 180 tỷ đồng. Dự án này được triển khai tại vị trí điểm cuối đường Võ Chí Công và điểm đầu đường Võ Quý Huân, vượt qua sông Cổ Cò thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Cầu Cổ Cò mới được kỳ vọng sẽ trở thành điểm kết nối quan trọng trên “con đường tơ lụa” giữa Đà Nẵng và Hội An, góp phần mang lại diện mạo mới cho khu đô thị phía Nam.

Việc đẩy mạnh phát triển về phía Nam, kết nối đô thị với Quảng Nam giúp Đà Nẵng có được mối liên kết vùng, nâng cao tầm vóc, có khả năng thu nạp thêm từ 2 đến 3 triệu cư dân vào năm 2030. Với tầm nhìn đó, các chủ đầu tư uy tín đã xây dựng tại phía Nam những dự án đô thị quy mô với số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD.

Trong đó, nổi bật là khu đô thị sinh thái, thương mại và dịch vụ Danang Pearl tọa lạc ngay bên dòng sông Cổ Cò, trung tâm của vùng Đông Nam Đà Nẵng. Danang Pearl được ví như một “phố ngọc” tuyệt đẹp với vị thế hoàn hảo tứ bề, dễ dàng kết nối tới các trung tâm trọng điểm về kinh tế, giáo dục, giao thông, du lịch. Thiết kế của Danang Pearl vừa phản chiếu không gian xanh mát tự nhiên, vừa toát lên tinh thần hiện đại của một kinh đô phồn thịnh.

Bước chững lại cần thiết của thị trường BĐS Đà Nẵng 2019 và triển vọng từ phía Nam
“Thiên đường sống xanh”  bên sông cổ Cò tại dự án Danang Pearl thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Đi sâu hơn về phía Nam, tại tâm điểm của các tuyến đường vành đai ven biển, ven sông Cổ Cò kết nối cửa ngõ 2 thành phố du lịch Đà Nẵng - Hội An, một “kỳ quan” độc đáo khác cũng đã mọc lên One World Regency.

One World Regency sở hữu những ưu thế vượt bậc về vị trí và khả năng sinh lời bền vững, được giới đầu tư săn đón, bởi đây là dự án cuối cùng liền kề thiên đường giải trí Cocobay và là hạ tầng kết nối 7 dự án phía Nam Đà Nẵng.

Đặc biệt, dự án này được thiết kế để trở thành một thành phố hội tụ tinh hoa văn hóa với các căn biệt thự mang phong cách kiến trúc Anh, Pháp, Italia, Mỹ và Việt Nam. Sự độc đáo của One World Regency chính là một làn gió mới giúp cho thị trường BĐS phía Nam Đà Nẵng vươn vai.

Bước chững lại cần thiết của thị trường BĐS Đà Nẵng 2019 và triển vọng từ phía Nam
“Kỳ quan” One World Regency tại khu đô thị mới Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam.

Theo dòng xu hướng cùng các dự án nghỉ dưỡng sắp hoàn thiện, thị trường BĐS phía Nam Đà Nẵng được dự đoán sẽ đón nhận thêm hàng loạt sản phẩm biệt thự ven sông.

Theo số liệu thống kê tính đến giữa năm 2019, tổng nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng của Đà Nẵng đến từ 17 dự án, trong đó, quận Ngũ Hành Sơn chiếm đến 92% thị phần (14 dự án). Tuy nhiên, do quỹ đất ven biển hạn chế và định hướng điều chỉnh quy hoạch chung với một trong hai hướng mũi nhọn là Đông Nam - khu vực bãi tắm Sơn Thủy, khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn và sông Cổ Cò. Trong tương lai, biệt thự ven sông sẽ lên ngôi trong phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng.

Bước chững lại cần thiết của thị trường BĐS Đà Nẵng 2019 và triển vọng từ phía Nam
Đà Nẵng kiểm soát chặt chẽ các dự án BĐS ven biển, mở cửa cho các dự án về phía Nam.

Phân khúc khách sạn cũng đang tiếp tục phát triển do được hưởng lợi trực tiếp từ tình hình hoạt động tốt của ngành Du lịch. Khách quốc tế đến Đà Nẵng nửa đầu năm 2019 tăng cao, đạt 1,8 triệu lượt, tăng 26% theo năm. Nguồn cung thị trường khách sạn tính đến 6 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 15.400 phòng. Trong khi đó, khu vực sát biển không còn nhiều diện tích, vì thế, tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp và Trường Sa sẽ có cơ hội phát triển các khách sạn 3 - 4 sao.

Ngoài ra, phân khúc đất nền cũng đang dần nóng trở lại với giá dao động trong khoảng 35 - 41 triệu đồng/m2. Giới đầu tư hướng đến các sản phẩm đất nền với hy vọng mang lại lợi nhuận cao và ổn định sau thời gian điều chỉnh thị trường.

Bước chững lại cần thiết của thị trường BĐS Đà Nẵng 2019 và triển vọng từ phía Nam
BĐS nghỉ dưỡng chưa bao giờ giảm sức nóng.

Những diễn biến khả quan trên có thể đưa đến kết luận rằng thị trường BĐS phía Nam Đà Nẵng là một thị trường đầy tiềm năng, đắt đỏ và cạnh tranh cho các chủ dự án, nhà đầu tư cũng như người mua nhà ở. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý lựa chọn các chủ đầu tư uy tín, với các dự án có chính sách pháp lý minh bạch để tránh rơi vào tàn dư của cơn sốt giá ảo thời gian qua.

Theo PV - Báo Xây Dựng